02:09, 28/09/2007

Sẵn sàng đối mặt với những “người khổng lồ”

Một trong những nguy cơ lớn nhất của doanh nghiệp (DN) ngành dược khi Việt Nam tham gia “sân đấu” lớn WTO chính là cuộc cạnh tranh khốc liệt với hệ thống phân phối mạnh...

HOẠT HUYẾT DƯỠNG NÃO VIDO là Thuốc bổ não bản quyền của Viễn Đông, mua nhượng quyền từ Hàn Quốc.

Một trong những nguy cơ lớn nhất của doanh nghiệp (DN) ngành dược khi Việt Nam tham gia “sân đấu” lớn WTO chính là cuộc cạnh tranh khốc liệt với hệ thống phân phối mạnh của các DN dược lớn của nước ngoài. Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dược phẩm Viễn Đông trao đổi với Báo Đầu tư xung quanh vấn đề này.

Những thách thức lớn đốI với DN ngành dược khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương maị thế giới (WTO) là gì, thưa ông?

Theo tôi, trước hết cần thấy rằng DN dược Việt Nam có thêm rất nhiều cơ hội để phát triển. Đó là được tiếp xúc với nhiều đối tác kinh doanh, thuận lợi hơn khi chuyển giao công nghệ, bản quyền sản phẩm hay được tiếp cận với những thị trường nước ngoài có điều kiện kinh doanh và cạnh tranh công bằng. Nhưng họ cũng đối mặt với nguy cơ mất thị phần, nhân lực vào tay các đối thủ  mạnh; dễ xảy ra tranh chấp pháp lý về thương mại và sở hữu trí tuệ; đặc biệt đối với ngành dược là cuộc cạnh tranh khốc liệt với các hệ thống phân phối mạnh của DN nước ngoài.

DN dược cần làm gì để chủ động đối mặt với những nguy cơ đó?

Thứ nhất, DN cần trang bị cho mình một nền tảng pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, sở hữu trí tuệ. Thứ hai, phải nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện bằng cách tập trung xây dựng một hệ thống phân phối mạnh khi các đối thủ “khổng lồ” của nước ngoài chưa vào Việt Nam; Thứ ba, phải phát triển thương hiệu, nâng cao dịch vụ khách hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường làm việc với giá trị cốt lõi là văn hoá DN.

Viễn Đông đã sẵn sàng đối phó với những nguy cơ đó chưa, thưa ông?

Chúng tôi đã mua gần 40 bản quyền sản phẩm dược của Hàn Quốc, đã và đang chuyển giao về sản xuất tại Việt Nam, điều này giúp Tập đoàn Viễn Đông xây dựng chiến lược những thương hiệu mạnh. Để chủ động tránh những va vấp về pháp lý quốc tế khi hội nhập, Viễn Đông đã chọn một công ty luật hàng đầu Việt Nam làm đại diện, có luật sư chuyên trách pháp lý cho công ty. Đến nay Viễn Đông đã tra cứu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tất cả các tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, tên doanh nghiệp, logo và slogan của Tập đoàn.

Còn vấn đề hệ thống phân phối thì sao?

Đó là một cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Viễn Đông bước đầu đã xây dựng được một hệ thống phân phối khá mạnh và thuộc hàng sâu rộng nhất ngành dược trong nước, bao gồm các công ty trực thuộc với trên 300 nhân viên thương mại, hơn 70 đại lý phân phối sản phẩm ở trên 50 tỉnh, thành phố; khoảng hơn 800 nhà buôn và 7.000 nhà thuốc bán lẻ trên cả nước…Nhưng chừng đó chưa đủ để cạnh tranh với các DN lớn của nước ngoài. Hiện chúng tôi đang khẩn trương củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, đặc biệt là hiện đại hoá quy trình phân phối sản phẩm nhằm nâng sức cạnh tranh lên một bước lớn.

Việc hiện đại hoá quy trình phân phối phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực, thưa ông?

Đúng vậy! Ngay từ khi thành lập, Viễn Đông đã xác định nhân lực chính là thế mạnh cạnh tranh, là đòn bẩy cho mọi kế hoạch phát triển của Tập đoàn. Do đó, nhiều năm nay, chúng tôi đã chú trọng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, từ nâng cao chất lượng đầu vào đến liên tục đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và xây dựng nền tảng văn hoá DN. Bước đầu chúng tôi đã tạo được một môi trường làm việc có sức thu hút, tạo được động lực phấn đấu của cho cán bộ, nhân viên. Sắp tới, tất cả các khâu đó sẽ được Viễn Đông tiến hành tổng thể, có tính chiến lược để biến từng thế mạnh riêng trở thành sức mạnh chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của Tập đoàn trong quá trình hội nhập.

Xin cảm ơn ông!

                                                                                                              HUY HÀO (Thực hiện)