10:08, 22/08/2022

Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các khu dân cư

Công an tỉnh Khánh Hòa đang chỉ đạo công an các địa phương tập trung tham mưu cho UBND các cấp xây dựng và nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy. Trao đổi với Báo Khánh Hòa, Thượng tá Hồ Chí Thanh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ  - Công an tỉnh cho biết:

Công an tỉnh Khánh Hòa đang chỉ đạo công an các địa phương tập trung tham mưu cho UBND các cấp xây dựng và nhân rộng mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Trao đổi với Báo Khánh Hòa, Thượng tá Hồ Chí Thanh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) - Công an tỉnh cho biết:

 

 Thượng tá Hồ Chí Thanh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ

Thượng tá Hồ Chí Thanh - Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ


Tổ liên gia an toàn PCCC tại các khu dân cư được thành lập từ 5 đến 15 hộ gia đình liền kề nhau. Tổ liên gia sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng, tổ viên, chủ hộ gia đình và các thành viên thuộc các hộ gia đình.


- Tổ liên gia và từng gia đình trong tổ hoạt động như thế nào, thưa ông?


- Mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy xách tay và tối thiểu 1 dụng cụ phá dỡ như xà beng, kìm cộng lực, búa, rìu... để đề phòng tình huống hỏa hoạn có thể xảy ra. Mỗi hộ gia đình lắp đặt 1 chuông báo cháy tại tầng 1 và 2 nút nhấn báo cháy (1 nút ấn ở trong nhà, 1 núi ấn bên ngoài) ở vị trí phù hợp. Nút ấn và chuông báo cháy của các hộ gia đình trong tổ liên gia được liên kết với nhau, bảo đảm khi ấn bất kể nút nào thì toàn bộ chuông của các hộ gia đình cùng kêu. Ngoài ra, tùy tình hình thực tế của địa phương còn có thể dùng còi, kẻng… Các thành viên hộ gia đình cài đặt và sử dụng thành thạo App báo cháy 114, trong đó lưu ý cập nhật danh sách thành viên trong Tổ liên gia an toàn PCCC để sử dụng tính năng “Tôi an toàn”, thông báo an toàn khi xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố. Căn cứ vào điều kiện thực tế, tổ liên gia có thể trang bị thêm các phương tiện chữa cháy khác như: Bình chữa cháy đặt dọc theo đường, ngõ; khu vực có trụ nước chữa cháy có thể trang bị lăng, vòi, đầu nối, thiết bị mở khóa; khu vực có ao, hồ, bể nước có thể trang bị máy bơm chữa cháy khiêng tay, lăng, vòi chữa cháy.


Mỗi hộ gia đình thực hiện tốt các điều kiện an toàn PCCC bao gồm: Bố trí mặt bằng, hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn về PCCC; sắp xếp vật dụng, thiết bị, chất dễ cháy gọn gàng, không cản trở lối đi và đường thoát nạn, không để gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; mỗi hộ gia đình chuẩn bị sẵn các phương án thoát nạn (qua cửa chính, cửa phụ, ban công, nhà hàng xóm liền kề, lối lên mái, sử dụng thang dây) phòng khi có sự cố cháy xảy ra. Đặc biệt, mỗi thành viên trong các hộ gia đình chủ động học tập, nghiên cứu kiến thức, kỹ năng PCCC và CNCH; thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định, quy chế hoạt động tổ liên gia, biết cách sử dụng phương tiện chữa cháy, CNCH, biết cách thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.


- Thưa ông, trường hợp xảy ra tình huống hỏa hoạn, Tổ liên gia an toàn PCCC sẽ được vận hành như thế nào?


- Khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn tại bất kỳ hộ gia đình nào trong tổ liên gia, các thành viên cần tuân thủ các bước xử lý như sau: Người phát hiện cháy, nổ, tai nạn, cần lập tức nhấn chuông báo động cho các hộ gia đình biết; báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH qua số máy 114 hoặc App báo cháy 114 và chính quyền địa phương. Thành viên của các hộ gia đình trong tổ liên gia sử dụng phương tiện chữa cháy, dụng cụ phá dỡ của gia đình mình tham gia chữa cháy, cứu người bị nạn. Tổ trưởng tổ liên gia chỉ huy chữa cháy, cứu người bị nạn, thông báo cho lực lượng dân phòng; báo cáo tình hình vụ việc và bàn giao lại quyền chỉ huy khi lực lượng dân phòng, công an cấp xã, hoặc Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt.


- Xin cảm ơn ông!


Thành Long (Thực hiện)