08:08, 08/08/2017

Cách phòng và điều trị bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng là nỗi lo của người nuôi tôm trên cả nước. Đặc biệt, năm nay, nhiều nhà khoa học dự báo khí hậu Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino làm trái đất nóng lên và thời tiết thay đổi thất thường sẽ càng dễ gây ra nhiều biến thể khác của bệnh phân trắng.

Bệnh phân trắng là nỗi lo của người nuôi tôm trên cả nước. Đặc biệt, năm nay, nhiều nhà khoa học dự báo khí hậu Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino làm trái đất nóng lên và thời tiết thay đổi thất thường sẽ càng dễ gây ra nhiều biến thể khác của bệnh phân trắng.


Nguyên nhân gây bệnh có thể do tảo độc, đặc biệt tảo lam, tảo đỏ, tảo mắt, rêu trong ao nuôi; trong nguồn nước ao nuôi bị nhiễm khuẩn Vibrio sp và trong đường ruột bị nhiễm khuẩn Vibrio. Cũng có thể do tôm bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine; bị bội nhiễm ký sinh trùng Gregarine kết hợp với Vibrio. Ngoài ra, nguyên nhân còn đến từ việc người nuôi lạm dụng dùng kháng sinh, dùng không đúng cách; do lượng thức ăn thừa kém chất lượng, thức ăn bị nhiễm nấm mốc; nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm, đường ruột bị nhiễm độc tố NH3, H2S, NO2…; mật độ nuôi quá dày...

 

Người nuôi tôm xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh kiểm tra tôm nuôi

Người nuôi tôm xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh kiểm tra tôm nuôi


Về cách điều trị bệnh phân trắng, người nuôi cần chú ý việc xử lý nước, diệt khuẩn bằng GUARSA hoặc WUNMID for shrimp  liều  500 - 700g/1.000m3 nước, 8 - 10 giờ sáng. Sau 2 ngày cấy lại bằng vi sinh chuyên biệt AQUA BIO BZT liều 227g/2.000m3 nước, chiều tối, chạy quạt. Chu kỳ này lặp lại sau 2 ngày. Về cho ăn, trong ngày thứ 1 và 2 nên cho tôm ăn PRORED B12 liều 15 - 20g/kg thức ăn, ngày 2 cữ sáng và chiều. Trong ngày thứ 3, 4, 5 nên cho ăn OXYTETRACYCIN SANDO (dạng lỏng) kết hợp với SECOTEX theo tỷ lệ 1:1 (liều 10ml/kg thức ăn), ngày 2 cữ sáng và chiều. Người nuôi cần lưu ý nên giảm 50% lượng thức ăn, thay nước, chạy quạt ngay từ khi xử lý nước.


Để phòng bệnh, người nuôi nên thả mật độ vừa phải, cho ăn vừa đủ lượng thức ăn; định kỳ xử lý vi sinh và diệt khuẩn: AQUABIO BZT, GUARSA, WUNMID; không dùng kháng sinh để phòng bệnh. Trong suốt quá trình nuôi, buổi sáng trộn PRORED B12, cho ăn 5g/kg thức ăn, ngày 1 cữ sáng, liên tục 5 ngày rồi ngưng, sau đó cho ăn lại 5 ngày. Buổi trưa cần bổ gan bẳng HEPAVIROL Plus, HERTO Vita B12 và kết hợp SAN ANTI SHOCK hay Vilec 405 FS,  ngày 1 cữ. Buổi chiều nên trộn men BIOTICBEST, LACOZYM kết hợp CALCIPHORUS, ngày 1 cữ.


T.B (Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam)