08:02, 11/02/2020

Triết lý kơ nia

Sáng chiều nghiêng bóng mây trời


Cây kơ nia chẳng lẻ loi một mình


Cây kơ nia còn được gọi theo cách dân dã là cây cầy, dẫu rằng nó có hẳn một cái tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia, có nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây cầy phân bố từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Ở Khánh Hòa, cây kơ nia có hầu hết trên các đồi núi, nương rẫy ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thậm chí tại Suối Hiệp còn có hẳn địa danh mang tên cây cầy!

Sáng chiều nghiêng bóng mây trời


Cây kơ nia chẳng lẻ loi một mình


Cây kơ nia còn được gọi theo cách dân dã là cây cầy, dẫu rằng nó có hẳn một cái tên khoa học là Irvingia malayana thuộc chi Irvingia, có nguồn gốc ở châu Phi và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây cầy phân bố từ Quảng Nam đến một số tỉnh Nam Bộ, nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Ở Khánh Hòa, cây kơ nia có hầu hết trên các đồi núi, nương rẫy ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, thậm chí tại Suối Hiệp còn có hẳn địa danh mang tên cây cầy!  

 

Cây kơ nia ở xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn.

Cây kơ nia ở xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn.


Không chỉ quan niệm của đồng bào Tây Nguyên coi cây kơ nia là nơi trú ngụ của các linh hồn, là cây thiêng, hơn thế, kơ nia còn được biết đến như một biểu tượng trông chờ, khát khao của một thời đất nước phân ly. Qua bài thơ cùng tên của nhà thơ Ngọc Anh, được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc, thổi hồn thành tác phẩm “Bóng cây kơ nia” thì vóc dáng kơ nia không chỉ tạc vào đại ngàn Tây Nguyên, mà còn đằm sâu vào tâm thức mỗi người Việt Nam.


Vậy nhưng, cho dù ai cũng biết, cũng ấn tượng với hình tượng “trời sáng em làm rẫy, thấy bóng cây kơ nia… bóng ngả che ngực em… buổi chiều mẹ lên rẫy… bóng ngả che lưng mẹ…”, song không phải ai cũng biết hoặc hình dung ra hình dáng cây kơ nia thấp, cao thế nào, quý vì cái gì?


Thực ra, kơ nia không thuộc nhóm gỗ quý, thậm chí không được chọn vào “chủng” gỗ xây dựng, dù chỉ là cái chòi rẫy, hoặc sử dụng làm bất cứ vật dụng gì, ngoại trừ giá trị của nó khi làm củi rất… đượm và rẻ. Hữu dụng nhất, giá trị đích thực của nó chỉ đơn giản là bóng mát. Vâng, kơ nia có dáng thẳng, thân to, cao, rễ cọc ăn sâu vào lòng đất, tán lá chỉ vừa đủ đổ bóng tròn theo chiều nắng nên nó không làm ảnh hưởng đến những loại cây khác xung quanh. Chính từ đặc tính “hiền lành, vô hại” này của kơ nia nên khi làm rẫy, làm nương, đồng bào Khánh Sơn, Khánh Vĩnh nói riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung vẫn để lại một vài cây để tạo bóng mát, làm nơi cất gùi, thả cho con tự chơi và nghỉ ngơi… Cũng do không thuộc nhóm cây quý, mà chỉ là cây thân mộc bình thường vô hại, không tiềm ẩn sự cạnh tranh… nên kơ nia mặc nhiên tồn tại cho đến ngày lừng lững đi vào tráng ca đại ngàn - bóng cây kơ nia.


Chợt một sáng lên Khánh Sơn, bắt gặp một bóng kơ nia tạc vào trời mây, đổ bóng trên lưng rẫy vàng rực miền hoa dã quỳ gọi xuân… Vi vút chuyện một đời cây thành triết lý kơ nia!


LÊ BÁ DƯƠNG