02:09, 23/09/2020

Thông điệp từ phiên thảo luận chung tại Liên Hợp Quốc

Nội dung chính của các bài phát biểu xoay quanh công tác ứng phó với dịch Covid-19, các thành tựu đạt được trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19.

Nội dung chính của các bài phát biểu xoay quanh công tác ứng phó với dịch Covid-19, các thành tựu đạt được trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19.
 
Phiên thảo luận chung tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu tối 22/9 theo giờ Việt Nam không sôi động như thường lệ, vì đại dịch đã buộc các cuộc họp hàng năm phải diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện bớt đi sức nóng nóng bởi những vấn đề quốc tế hệ trọng.
 
Năm nay, lãnh đạo các nước trên thế giới không thể có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc, thay vào đó họ có bài phát biểu qua video được ghi âm trước. Sự kiện tối 22/9 tại Liên Hợp Quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có bài phát biểu với nhiều thông điệp đáng chú ý.    
 
 

 

Năm nay, lãnh đạo các nước trên thế giới không thể có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc, thay vào đó họ thay vào đó họ có bài phát biểu qua video được ghi âm trước. Ảnh: Reuters
Năm nay, lãnh đạo các nước trên thế giới không thể có mặt tại trụ sở Liên Hợp Quốc, thay vào đó họ thay vào đó họ có bài phát biểu qua video được ghi âm trước. Ảnh: Reuters
 
Ứng phó với Covid-19 là trọng tâm chính
 
Phiên thảo luận chung buổi sáng tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có bài phát biểu của lãnh đạo nhiều nước bao gồm một loạt các cường quốc bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, và Brazil. Nội dung chính của các bài phát biểu xoay quanh công tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19, các thành tựu đạt được trong nghiên cứu và phát triển vaccine và chính sách cũng như cách tiếp cận các vấn đề quốc tế của những nước này.
 
Một số nước bao gồm Trung Quốc và Nga kêu gọi Liên Hợp Quốc phát huy vai trò của mình trong những vấn đề quốc tế trong khi nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương cũng như hợp tác quốc tế trong những vấn đề toàn cầu như dịch bệnh Covid-19.
 
Có thể nói, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là một diễn đàn để các nước lớn khẳng định và thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu của mình, tuy nhiên, đây cũng là nơi để một số nước công khai chỉ trích các chính sách của nhau. Đáng chú nhất là bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông này chỉ trích Trung Quốc trong một loạt các vấn đề từ việc làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho tới thương mại, phá hoại môi trường. Hay như trong bài phát biểu của mình thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chỉ trích chiến dịch gây sức ép tối đa của Mỹ đối với Iran và cho rằng đây là một thất bại đồng thời cũng nêu rõ những ưu tiên trong chính sách của Pháp đối với các vấn đề quốc tế bao gồm hồ sơ hạt nhân Iran.
 
Mỹ và Trung Quốc công kích lẫn nhau
 
Căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục là chủ đề nổi bật tại phiên thảo luận chung tại Đại hội đồng LHQ, đặc biệt là trong bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông đã trực tiếp chỉ trích Trung Quốc trong một số lĩnh vực.
 
Ngay trong phần mở đầu bài phát biểu, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi virus gây ra đại dịch Covid-19 là virus Trung Quốc. Ông Trump cho rằng các nước cần buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc đã để virus lây lan ra thế giới.
 
Theo Tổng thống Trump, trong những ngày đầu, Trung Quốc đã phong tỏa việc đi lại trong nước nhưng vẫn cho phép các chuyến bay từ nước này ra thế giới và đã khiến dịch Covid-19 lây lan rộng rãi. Ông Trump cũng cáo buộc Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới, tổ chức mà ông Trump cho rằng bị kiểm soát bởi Trung Quốc, đã thông tin sai lệch rằng không có bằng chứng về sự lây lan từ người sang người và sau đó còn tuyên bố những người không có triệu chứng sẽ không truyền virus sang người khác. Ông Trump cũng kêu gọi LHQ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.
 
Không dừng lại ở vấn đề dịch bệnh Covid-19, Tổng thống Donald Trump cũng chỉ trích Trung Quốc đã xả hàng triệu tấn rác thải xuống đại dương, đánh bắt cá ở vùng biển của các quốc gia khác, phá hoại nhiều rạn san hô, và xả thải thủy ngân độc ra khí quyển nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
 
Ngay trước bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, Đại diện của Trung Quốc tại LHQ đã bác bỏ các cáo buộc vô căn cứ của Mỹ. Tuy nhiên, trong bài phát biểu sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại không hề đả động tới Mỹ. Phần lớn nội dung của bài phát biểu xung quanh vấn đề dịch bệnh Covid-19 và những bài học được rút ra cho thế giới.
 
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc tích cực tham gia cuộc chiến toàn cầu chống Covid-19 và đóng góp cho việc duy trì an ninh y tế công cộng toàn cầu. Trung Quốc cũng cam kết sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh và các biện pháp điều trị cũng như ưu tiên hỗ trợ các nước đang phát triển khi bào chế thành công vaccine ngừa Covid-19. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ thực hiện cam kết hỗ trợ quốc tế 2 tỷ USD trong vòng 2 năm tới trong các lĩnh vực bao gồm nông nghiệp, xóa nghèo, giáo dục, phụ nữ và trẻ em, biến đổi khí hậu và hỗ trợ các nước khác trong khôi phục kinh tế và xã hội.
 
Điểm đáng chú ý nhất trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình đó là khi ông tuyên bố Trung Quốc không có ý định chiến tranh Lạnh hoặc Nóng với bất kỳ nước nào và sẽ tiếp tục thu hẹp bất đồng và giải quyết tranh chấp với các nước khác thông qua đối thoại và đàm phán.
 
Qua hai bài phát biểu này chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù ngôn ngữ khác nhau nhưng căng thẳng Mỹ-Trung vẫn chưa hề hạ nhiệt và có thể sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
 
Thiếu vắng đối thoại trực tiếp và các cuộc gặp bên lề
 
Chắc chắn Đại hội đồng năm nay sẽ khó có thể đạt được những kết quả cụ thể khi mọi sự kiện đều diễn ra theo hình thức trực tuyến. Hiệu quả nhất là các cuộc làm việc trực tiếp, các cuộc tiếp xúc song phương diễn ra bên lề Đại hội đồng, nơi mà các nước trao đổi, tham khảo quan điểm của nhau và thậm chí đàm phán nhanh những yêu cầu của nhau nhằm hướng tới những thỏa thuận riêng và chung.
 
Do dịch bệnh Covid-19 nên đại diện của các nước không thể tới họp ở trụ sở LHQ tại New York và do đó sẽ có nhiều nguyên thủ phát biểu hơn so với mọi năm. Nhiều nhà quan sát cho rằng các bài phát biểu này chủ yếu thể hiện hình thức và nhắm tới công chúng trong nước và quá nhiều thời gian trình bày và phát biểu thì sẽ không có thời gian thảo luận tìm ra các giải pháp cho các vấn đề bức thiết hiện nay. Có quá nhiều nguyên thủ phát biểu nhưng chắc chắn công chúng chỉ quan tâm tới các nước lớn mà LHQ là tập hợp của 193 quốc gia nên chỉ một vài nước sẽ không thể giải quyết được các vấn đề toàn cầu.
 
Một kết quả cụ thể duy nhất mà các nhà quan sát cho rằng khóa họp Đại hội đồng LHQ có thể đạt được đó là thúc đẩy Covax, nỗ lực quốc tế nhằm phát triển vaccine chống Covid-19. Đây có thể sẽ là điểm sáng duy nhất trong tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng LHQ. Các bài phát biểu sẽ có thể là cơ hội để chính phủ các nước cam kết ủng hộ sáng kiến này. Tuy nhiên, mặc dù 156 nước đã gia nhập sáng kiến này nhưng những nước lớn và đang đi đầu trong nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa Covid-19 bao gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc thì vẫn đứng ngoài cuộc./.
 
Theo VOV