08:07, 06/07/2020

Giá xăng dầu ngày 6.7.2020: Điều chỉnh trái chiều

Sáng đầu tuần (6.7, giờ Việt Nam), hai hợp đồng dầu thô WTI và Brent điều chỉnh tăng giảm trái chiều trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ giảm.

Sáng đầu tuần (6.7, giờ Việt Nam), hai hợp đồng dầu thô WTI và Brent điều chỉnh tăng giảm trái chiều trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ giảm.

 

Giá dầu thô thế giới đầu tuần tăng giảm trái chiều, dầu thô WTI giảm trong khi dầu Brent tăng nhẹ.

Giá dầu thô thế giới đầu tuần tăng giảm trái chiều, dầu thô WTI giảm trong khi dầu Brent tăng nhẹ.


Theo đó, dầu Brent hợp đồng tháng 9 trên thế giới nhích thêm 10 cent, tương đương 0,23%, lên 42,9 USD/thùng. Trong khi đó, các hợp đồng tương lai dầu thô ngọt nhẹ WTI đều giảm 31 - 32 cent, hợp đồng giao tháng 9 sụt 31 cent, tương đương 0,76%, xuống 40,34 USD/thùng.


Giá dầu thô WTI của Mỹ sáng đầu tuần giảm sau thông tin dự báo của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) rằng nhu cầu dầu giảm 8 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, mức giảm khoảng 8% so với năm ngoái. Đặc biệt, số ca nhiễm Covid-19 mới vẫn đang tăng cao mỗi ngày ở Mỹ đang là nỗi lo lớn nhất gây áp lực lên kỳ vọng phục hồi nhu cầu thị trường xăng dầu. Bên cạnh đó, diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian gần đây cũng gây lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại mới. Theo Bloomberg, châu Á vẫn là thị trường lớn của ngành dầu khí toàn cầu vì tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khu vực này nhanh và mạnh. Thế nhưng, Trung Quốc - quốc gia số một nhập khẩu dầu thô nay lại có một vài dữ liệu thể hiện tốc độ nhập khẩu chững lại trong quý 3. Điều này cho thấy, trong ngắn hạn, nhu cầu dầu thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc. Thậm chí, trên một số diễn đàn về xăng dầu, cụm từ "khủng hoảng giá dầu mới" được nhắc tới như dự báo.


Sản lượng khai thác dầu thô của các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) trong tháng 6 đã rơi xuống ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 5.1991 (thời điểm xảy ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất). Theo AFP,  trong tháng 6, các nước trong khối OPEC đã cắt giảm sản lượng 22,69 triệu thùng/ngày. Đến nay, đa số các nước trong OPEC và đồng minh đều có tuân thủ cam kết giảm sản lượng, duy trì mức khai thác 7,53 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, một số nước vẫn chưa thực hiện việc cắt giảm tự nguyện triệt để. Chẳng hạn, mức cắt giảm theo cam kết với Angola chỉ mới đạt được 83%, Nigeria 77% và Iraq chỉ 70%.


Ở trong nước, theo bảng giá xăng dầu bán lẻ của Petrolimex ngày 6.7, tùy vùng 1 hay vùng 2, giá xăng RON95 từ 14.970 - 15.260 đồng/lít; xăng E5 RON92 từ 14.250 - 14.530 đồng/lít; dầu diesel từ 12.110 - 12.650 đồng/lít; dầu hỏa từ 10.030 - 10.230 đồng/lít.

Theo thanhnien