11:02, 06/02/2020

Trường Đại học Nha Trang: Nghiệm thu đề tài nghiên cứu về cá bè đưng

Trường Đại học Nha Trang vừa tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở "Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá bè đưng (gnathanodon speciosus)" của Thạc sĩ Hứa Thị Ngọc Dung, giảng viên Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.

Trường Đại học Nha Trang vừa tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá bè đưng (gnathanodon speciosus)” của Thạc sĩ Hứa Thị Ngọc Dung, giảng viên Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.

 


Cá bè đưng còn có tên khác là cá khế vằn, cá bè vàng, là loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Cá bè đưng phân bố rộng khắp vùng Tây Ấn Thái Bình Dương, từ Nam Phi đến Biển Đỏ, trải dài đến quần đảo Hawaii và Úc. Loài cá này thường xuất hiện vùng biển gần bờ trên các rạn đá, đầm phá. Kích thước lớn nhất cá đánh bắt ghi lại được có chiều dài toàn thân đạt đến 120 cm và khối lượng 15 kg. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá bè đưng sinh sản quanh năm, dao động từ 49.189 đến 181.280 trứng/cá cái...


Đề tài đã được xếp loại đạt; là cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá bè đưng.


K.D