05:05, 31/05/2021

9 lợi ích sức khỏe của trái cóc

Trái cóc có vỏ sần sùi, vị chua, cơm dày và giòn. Đây là loại trái cây được lựa chọn nhiều vì dễ ăn và có công dụng giải nhiệt trong mùa hè. Tuy nhiên ít ai biết được công dụng sức khỏe bất ngờ từ loại trái quen thuộc này.

Trái cóc có vỏ sần sùi, vị chua, cơm dày và giòn. Đây là loại trái cây được lựa chọn nhiều vì dễ ăn và có công dụng giải nhiệt trong mùa hè. Tuy nhiên ít ai biết được công dụng sức khỏe bất ngờ từ loại trái quen thuộc này.
 
Giúp điều trị ho
 
Nước ép cóc có thể hỗ trợ điều trị bệnh ho. Sau khi ép cóc lấy nước bạn thêm vào một ít muối và uống một ngày ba lần. Ngoài ra, chiết xuất từ lá cóc cũng là một bài thuốc công hiệu để chữa bệnh ho. Bạn dùng 3 hoặc 4 lá cóc rửa sạch. Sau đó đun lá cóc trong nước sôi vài phút rồi để yên. Bạn có thể dùng nước này uống chung với mật ong để điều trị bệnh ho.
 
Kiểm soát mức cholesterol
 
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng cholesterol trong máu. Vì thế, hàm lượng vitamin C cao trong trái cóc hỗ trợ cân bằng lượng cholesterol trong máu và hạn chế tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận.
 
Cung cấp vitamin A tốt cho mắt
 
Trái cóc được coi là nguồn vitamin A tuyệt vời. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe mắt. Hợp chất vitamin A của trái cóc giúp võng mạc của mắt hoạt động tốt hơn trong quá trình tiếp nhận hình ảnh.

 

Trái cóc có nhiều công dụng sức khỏe như giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, trị ho,... Đồ họa: Ngọc Trâm
Trái cóc có nhiều công dụng sức khỏe như giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, trị ho,... Đồ họa: Ngọc Trâm

 

Tăng cường hệ thống miễn dịch
 
Vitamin C dồi giàu từ trái cóc giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, giúp hình thành collagen và làm nhanh quá trình chữa lành vết thương. Trái cóc cũng chứa các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tác hại các gốc tự do.
 
Ngăn ngừa lão hóa sớm
 
Ngoài ra, vitamin C có trong trái cóc có thể bảo vệ các phân tử quan trọng như protein, lipid (chất béo), carbonhydrate và axit nucleic (DNA và RNA) khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do, chất độc hoặc chất ô nhiễm gây ra. Các gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây ra lão hóa sớm.
 
Hỗ trợ tiêu hóa
 
Trái cóc còn chứa hàm lượng chất xơ tốt giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch ruột. Hàm lượng nước cao trong loại trái này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Vỏ cây cóc được bào chế thành phương thuốc để chữa bệnh kiết lỵ. Bệnh kiết lỵ là một căn bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra bởi vi khuẩn. Bạn chuẩn bị 5 gram vỏ cây sạch và đun với 2 chén nước cho đến khi nước cạn một nửa là dùng được. Phương pháp này có thể giúp bạn giảm chứng kiết lỵ. Tuy nhiên bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ khi mắc bệnh này, vì đây là căn bệnh gây đau bụng, tiêu chảy (thường có kèm theo máu) và sốt.
 
Giảm cân
 
Trái cóc có ít chất béo, carbonhydrate và nhiều chất xơ. Vì vậy đây là một loại trái cây lý tưởng để giảm cân. Hàm lượng nước trong trái cóc mang lại cảm giác no lâu và ngăn ngừa việc thèm ăn.
 
Khắc phục tình trạng thiếu máu
 
Hàm lượng sắt trong 100 gram cóc có thể hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Ngoài chất sắt, trái cóc còn chứa nhiều vitamin B1 giúp sản xuất các tế bào hồng cầu và tăng lưu lượng oxy đi khắp cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
 
Làm đẹp
 
Trái cây chứa nhiều vitamin C giúp phục hồi mô và nuôi dưỡng làn da. Nó làm tăng sản xuất collagen và cải thiện vẻ đẹp của làn da. Trái cóc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Lá cóc được đun sôi và chiết xuất được sử dụng như một chất thay thế cho kem dưỡng da và chất dưỡng ẩm. Theo dân gian, rễ của cây được sử dụng để điều trị ngứa ngoài da.
 
Theo Lao động