12:08, 29/08/2020

Việc thành lập Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh: Nhiều góp ý về cơ cấu tổ chức

Sáng 28-8, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý kiến về dự thảo Nghị quyết thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh. Tại điểm cầu Khánh Hòa, các ông: Lê Xuân Thân - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lữ Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Mạnh Dũng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự.

Sáng 28-8, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý kiến về dự thảo Nghị quyết thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND cấp tỉnh. Tại điểm cầu Khánh Hòa, các ông: Lê Xuân Thân - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lữ Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Mạnh Dũng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tham dự.


Tại hội nghị, các đại biểu chủ yếu góp ý về một số nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau như: Số lượng phòng, tên gọi, số lượng phó trưởng phòng, biên chế, kinh phí hoạt động...

 

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Khánh Hòa
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Khánh Hòa


Được biết, tại kỳ họp thứ 9 vừa qua, QH đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH (có hiệu lực từ ngày 1-1-2021), trong đó có giao Ủy ban Thường vụ QH ban hành Nghị quyết quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh. QH cũng đã chấm dứt thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn ĐBQH, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh. Các văn phòng Đoàn ĐBQH và văn phòng tại các tỉnh thực hiện thí điểm tiếp tục hoạt động đến khi thành lập Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND cấp tỉnh (trước ngày 1-7-2021). Nghị quyết trên sẽ được hoàn thành trước ngày 15-10-2020 để trình Ủy ban Thường vụ QH thông qua, bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH.


N.V