10:03, 28/03/2023

Khuyến cáo nắng nóng và thời tiết giao mùa trong nuôi trồng thủy sản

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III vừa khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản về nắng nóng và thời tiết giao mùa: Tháng 4 - 6 hàng năm là thời kỳ nền nhiệt cao, nắng nóng kéo dài, mưa dông vào chiều tối và đêm làm phân tầng nhiệt độ nước, gây biến động lớn về nhiệt độ, độ PH, kiềm và các yếu tố dinh dưỡng.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III vừa khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản về nắng nóng và thời tiết giao mùa: Tháng 4 - 6 hàng năm là thời kỳ nền nhiệt cao, nắng nóng kéo dài, mưa dông vào chiều tối và đêm làm phân tầng nhiệt độ nước, gây biến động lớn về nhiệt độ, độ PH, kiềm và các yếu tố dinh dưỡng. Ngoài ra, ao nuôi tôm thường có mật độ vi khuẩn Vibrio vượt ngưỡng cho phép. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhiệt độ trung bình tháng 4 đến tháng 6-2023 cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5 đến 10C so với trung bình nhiều năm trước. Ngoài ra, trong thời gian chuyển mùa xuất hiện gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến hoạt động nuôi… Do đó, đối với nuôi tôm nước lợ, người nuôi cần có kế hoạch phòng tránh nắng nóng; theo dõi thường xuyên thời tiết, nhất là giai đoạn chuyển mùa để xử lý kịp thời; kiểm tra kỹ bờ ao, cống, bạt để tránh thất thoát nước, định kỳ si-phông đáy ao; lựa chọn con giống được kiểm dịch… Các địa phương tăng cường tuyên truyền và giám sát mẫu nước trong trường hợp vùng nuôi có diễn biến xấu. Đối với nuôi tôm hùm lồng, người nuôi cần thường xuyên theo dõi môi trường; kiểm soát thức ăn tươi sống, thường xuyên vệ sinh lồng bè, tăng lưu thông nước. Người nuôi cần tuân thủ quy hoạch vùng nuôi, kế hoạch thả nuôi và hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương…

 

Lặn kiểm tra ao nuôi tôm tại Vạn Ninh.

Lặn kiểm tra ao nuôi tôm tại Vạn Ninh.


V.L