09:09, 25/09/2017

Siêu kháng thể mới diệt 99% HIV

Siêu kháng thể mới diệt 99% HIV và ngăn ngừa nhiễm HIV ở loài linh trưởng. Siêu kháng thể sẽ được thử nghiệm trên người vào năm 2018.

Siêu kháng thể mới diệt 99% HIV và ngăn ngừa nhiễm HIV ở loài linh trưởng. Siêu kháng thể sẽ được thử nghiệm trên người vào năm 2018.
 
Các nhà khoa học đã tạo ra một loại kháng thể tấn công 99% các chủng virus HIV và có thể ngăn ngừa nhiễm HIV ở loài linh trưởng.
 
Kháng thể này được tạo nên nhằm tấn công 3 phần quan trọng của virus, làm cho virus HIV khó lòng kháng lại được hiệu quả của nó.
 
Đây là công trình nghiên cứu phối hợp giữa Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ và Sanofi.
 
Hiệp hội AIDS quốc tế cho biết đó là một bước tiến đáng vui mừng. Thử nghiệm trên người sẽ bắt đầu vào năm 2018 để xem nó có thể ngăn ngừa hay điều trị nhiễm HIV hay không.
 
Cơ thể chúng ta phải chật vật chống lại HIV bởi virus có khả năng biến đổi đáng kinh ngạc.
 
Các loại virus HIV, hay các chủng HIV ở riêng một bệnh nhân có khả năng sánh với virus cúm trong suốt một mùa cúm trên toàn thế giới.
 
Vì vậy, hệ miễn dịch sẽ khó khăn để chống lại số lượng lớn các chủng virus HIV không thể vượt qua nổi.
 
 
 
Siêu kháng thể
 
Sau nhiều năm nhiễm virus, một số lượng nhỏ bệnh nhân đã phát triển được “vũ khí hữu hiệu” được gọi là “các kháng thể trung hòa phổ rộng” có thể tấn công cơ bản virus HIV và có thể diệt mảng lớn các chủng virus HIV.
 
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng sử dụng các kháng thể trung hòa phổ rộng như cách để điều trị HIV, hoặc ngăn chặn nhiễm HIV ở giai đoạn đầu.
 
Nghiên cứu  (xuất bản trên tạp chí Science) đã gộp cả 3 loại kháng thể để tạo ra bộ 3 kháng thể đầy sức mạnh.
 
TS. Gary Nabel, lãnh đạo, nhà khoa học tại Sanofi và một tác giả báo cáo khác, cho BBC biết: “Bộ 3 này rất tiềm năng và có phổ rộng hơn bất kỳ kháng thể tự nhiên nào từng được phát hiện”. Kháng thể xuất hiện tự nhiên tốt nhất sẽ nhắm tới 90% các dòng virus HIV.
 
“Chúng tôi đang bao phủ được 99%, và có thể bao phủ được kể cả với hàm lượng kháng thể rất thấp”, TS. Nabel cho biết.
 
Thí nghiệm trên 24 con khỉ cho thấy không có con khỉ nào trong số này đã được tiêm bộ 3 kháng thể bị nhiễm HIV khi chúng được tiêm HIV sau đó. TS. Nabel cho biết: “Đây hẳn là mức độ bảo vệ quá ấn tượng”.
 
Công trình nghiên cứu trên có sự góp mặt của Trường Y khoa Havard, Viện Nghiên cứu Scripps, và Viện Công nghệ Massachusetts.
 
Thử nghiệm trên người vào năm 2018
 
Các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ được tiến hành vào năm sau. GS.Linda-Gail Bekker, chủ tịch Hiệp hội AIDS Quốc tế, cho BBC biết: “Báo cáo này là một bước tiến đáng mừng”
 
“Các siêu kháng thể này sẽ vượt qua cả kháng thể tự nhiên và có thể mang lại nhiều ứng dụng hơn chúng ta có thể mường tượng ra cho đến nay”.
 
“Nó mới chỉ là những ngày đầu tiên, và là một nhà khoa học, tôi mong muốn nhìn thấy các cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2018”.
 
“Là một bác sĩ ở châu Phi, tôi cảm thấy rất cấp bách để khẳng định những kết quả này ở người sớm nhất có thể”.
 
TS. Anthony Fauci, Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm và bệnh dị ứng quốc gia Mỹ cho biết: “Sự phối hợp các kháng thể mà mỗi kháng thể nhằm vào một vị trí đặc biệt của HIV có thể là cách phòng vệ tối ưu khỏi virus nhằm điều trị và ngăn ngừa nhiễm HIV hiệu quả dựa trên kháng thể”.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống