10:08, 18/08/2017

Cái cối xay

"Bưng một thúng ngọc, đổ vào thâm cung/Thâm cung có ruột tròn tròn/Có răng mọc chéo, khe mòn xoay quanh/ Một mình ở vậy một mình/Có người quân tử cảm tình hát ru". Đó là một câu đố dân gian nói về cái cối xay lúa mà khi còn bé, bọn con nít chúng tôi thường hay dùng để đố nhau.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Praesent et purus vitae erat porta lacinia lobortis sed leo. Sed varius sapien tellus. Suspendisse ornare magna nec odio placerat vestibulum egestas tellus dapibus. Sed molestie tortor ac augue venenatis aliquam. Sed id neque a lorem iaculis laoreet ut in odio. Nullam ac lectus nisl. Vivamus adipiscing ipsum eget ipsum porttitor mollis euismod sapien convallis. Nullam suscipit mattis metus, viverra molestie nunc accumsan vel. Suspendisse molestie congue eros a facilisis. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada fames ac turpis egestas. Integer non tempus sapien. Vestibulum dictum, purus quis volutpat dignissim, velit nulla egestas nisi, ac tempor magna diam tristique lectus. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Etiam commodo faucibus semper. Pellentesque ornare consectetur mi, in molestie velit venenatis sed.

 

“Bưng một thúng ngọc, đổ vào thâm cung/Thâm cung có ruột tròn tròn/Có răng mọc chéo, khe mòn xoay quanh/ Một mình ở vậy một mình/Có người quân tử cảm tình hát ru”. Đó là một câu đố dân gian nói về cái cối xay lúa mà khi còn bé, bọn con nít chúng tôi thường hay dùng để đố nhau. Không biết ở các vùng quê khác thế nào, chứ ở quê tôi, ngày xưa, cối xay lúa nhiều lắm. Trừ một số trường hợp thật khó khăn, phải đi làm thuê, đong gạo từng ngày, còn lại, phần lớn đều có ruộng để gieo cấy, có lúa trong nhà, do đó, mỗi gia đình đều sắm một cái cối để xay lúa, lấy gạo.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Praesent et purus vitae erat porta lacinia lobortis sed leo. Sed varius sapien tellus. Suspendisse ornare magna nec odio placerat vestibulum egestas tellus dapibus. Sed molestie tortor ac augue venenatis aliquam. Sed id neque a lorem iaculis laoreet ut in odio. Nullam ac lectus nisl. Vivamus adipiscing ipsum eget ipsum porttitor mollis euismod sapien convallis. Nullam suscipit mattis metus, viverra molestie nunc accumsan vel. Suspendisse molestie congue eros a facilisis. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada fames ac turpis egestas. Integer non tempus sapien. Vestibulum dictum, purus quis volutpat dignissim, velit nulla egestas nisi, ac tempor magna diam tristique lectus. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Etiam commodo faucibus semper. Pellentesque ornare consectetur mi, in molestie velit venenatis sed.

 

Cối xay lúa luôn có hai phần chính là thớt trên và thớt dưới. Thớt dưới cố định và ở giữa luôn có một cái chốt dài chừng ba tấc (thường gọi là ngõng), đường kính chừng 3 phân, dùng để làm trục quay cho thớt trên. Vỏ của cả hai thớt đều đan bằng tre, đường kính bằng nhau, chừng 40 đến 50cm, và thớt trên thường cao gấp đôi thớt dưới. Lưng chừng thớt trên có một thanh gỗ xỏ ngang với hai đầu thò ra ngoài, mỗi bên có đục một cái lỗ tròn để tra cái giằng xay vào. Thanh gỗ này vừa giúp cho cái ổ quay được chắc chắn vừa làm tay quay khi người xay lúa đẩy và kéo giằng xay. Trong ruột của hai thớt chứa đầy loại đất sét và được nện chặt bởi những miếng dăm gỗ. Khi cho lúa vào thớt trên, quay tròn chiếc giằng xay, lúa sẽ bị những chiếc răng gỗ của cối xay nghiền cho tróc vỏ, đổ xuống cái niền của thớt dưới, cho ra những hạt gạo lứt cùng vỏ trấu, để rồi sau đó người ta đem đi giã, rồi sàn, giần, tạo thành những hạt gạo trắng, thơm.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Praesent et purus vitae erat porta lacinia lobortis sed leo. Sed varius sapien tellus. Suspendisse ornare magna nec odio placerat vestibulum egestas tellus dapibus. Sed molestie tortor ac augue venenatis aliquam. Sed id neque a lorem iaculis laoreet ut in odio. Nullam ac lectus nisl. Vivamus adipiscing ipsum eget ipsum porttitor mollis euismod sapien convallis. Nullam suscipit mattis metus, viverra molestie nunc accumsan vel. Suspendisse molestie congue eros a facilisis. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada fames ac turpis egestas. Integer non tempus sapien. Vestibulum dictum, purus quis volutpat dignissim, velit nulla egestas nisi, ac tempor magna diam tristique lectus. Cum sociis natoque penatibus et magnis dis parturient montes, nascetur ridiculus mus. Etiam commodo faucibus semper. Pellentesque ornare consectetur mi, in molestie velit venenatis sed.

 


Dù rằng cối xay lúa chỉ làm bằng vật liệu đơn giản gồm: tre, gỗ, đất sét nhưng để có một chiếc cối không phải ai cũng làm được. Nan tre để đan vỏ các thớt cối là loại tre già, mối mọt không ăn, chỉ lấy phần cật. Gỗ để làm dăm đóng cối phải là loại gỗ quý khó mòn. Đất sét để nện vào thớt cối phải là đất dẻo, khi nện chặt không bị nứt, không bị tơi. Đặc biệt, muốn có được cái cối xay tốt, người làm ra nó phải là thợ lành nghề, có chuyên môn cao. Tôi nhớ, ngày xưa ở quê tôi có bác Bảy Phước là người đóng cối xay có uy tín nhất vùng. Cối do bác Bảy Phước đóng khi xay tiếng kêu luôn êm, gạo không bị gãy, số lúa chưa được bóc vỏ không nhiều. Chính vì thế nên nhà nào cần làm cối xay lúa đều nhờ đến bác. Suốt năm, bác Bảy Phước hết đến nhà này lại đến nhà kia, vót tre, chẻ gỗ, nhồi đất…, và cứ thế, lần lượt những cái cối xay lúa nối tiếp nhau ra đời.

 

Cối xay lúa. Ảnh Internet

Cối xay lúa. Ảnh Internet

 

Ở quê tôi ngày ấy, cối xay lúa thường được đặt ở một góc của nhà chính hoặc ở nhà ngang, và gần đó bao giờ cũng có các thứ đi kèm như: cối, chày, nia, sàng… Chúng tôi lớn lên, chẳng phân biệt trai hay gái, đứa nào cũng biết xay lúa rồi giã gạo. Cái cối xay đã trở thành biểu tượng no đủ trong nhà. Lúa khi xay xong, cho vào cối giã, rồi sàng, rồi giần để tách gạo đi phần gạo, tấm cám đi phần tấm cám. Có những đêm, nhiều gia đình trong làng đã xay lúa rồi đem giã đến tận khuya. Tiếng cười, nói xen lẫn tiếng chày thùm thụp, thùm thụp vang lên và lan ra dưới màu trăng vàng óng. Nhiều câu tục ngữ, thành ngữ mang đầy tính giáo huấn gắn liền với cái cối xay lúa, cũng từ đây, qua lời ông bà, mẹ cha, đã đi vào cuộc sống và thấm vào máu thịt chúng tôi lúc nào không rõ như: “Ban ngày thì mải đi chơi. Tối lặn mặt trời đổ lúa vào xay”; “Gái có chồng như rồng có vây. Gái không chồng như cối xay không ngõng”;“Gà què ăn quẩn cối xay”…


Bao năm tháng đi qua, ngày nay, ở quê tôi cũng như những vùng quê khác, chẳng mấy ai còn dùng cối để xay lúa mà tất cả đều dùng bằng máy xay xát. Tuy vậy, cái cối xay thủ công với chiếc giằng quay tròn đã trở thành hình ảnh in sâu trong ký ức của những người lớn tuổi. Với tôi cũng vậy, mỗi khi nghĩ về ngôi nhà xưa nơi quê nhà, tôi lại nhớ đến bao thứ đồ dùng quen thuộc như: cày, cuốc, nong, nia, thúng, rổ, rá, cối, chày… và cả cái cối xay lúa. Tôi nhớ, hồi nhỏ, tôi và mấy đứa bạn cùng xóm thường hay hát: “Cái cối là cái cối xay/Đổ lúa vào đẩy nó quay vòng tròn/Gà mẹ nói với gà con/Cối còn quay tròn mình còn cái ăn”.


HOÀNG ANH