11:12, 25/12/2016

Cả nước có thêm 13 di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 13 di tích. Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 2499 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 7).

Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 13 di tích. Thông tin trên được nêu rõ tại Quyết định số 2499 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 7).


Theo đó, 13 di tích được xếp hạng lần này bao gồm: di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Tháp Hòa Lai (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận); di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Pô Klong Garai (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận); di tích khảo cổ Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam); di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (huyện Kinh Môn, Hải Dương); di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong và Chùa Keo ngoài (huyện Xuân Trường, Nam Định); di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, Bắc Giang); di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (huyện Ba Tri, Bến Tre); di tích lịch sử Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại Nam Đàn (huyện Nam Đàn, Nghệ An); di tích lịch sử Khởi nghĩa Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn); di tích lịch sử An toàn khu Chợ Đồn (huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn); di tích lịch sử Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang); di tích lịch sử Đồng Khởi Bến Tre (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre); di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Đăk Tô-Tân Cảnh (huyện Đăk Tô, Kon Tum).


Theo quyết định trên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích (theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa).


Như vậy, qua 7 đợt xếp hạng, hiện nay, cả nước đã có 86 di tích quốc gia đặc biệt.


AN NGỌC (VIETNAM+)