11:08, 09/08/2017

Phát minh mới giúp bệnh nhân tiểu đường không phải tiêm insulin mỗi ngày

Sắp tới, bệnh nhân bị tiểu đường type 1 sẽ được giải phóng khỏi việc phải tiêm insulin mỗi ngày nhờ một thiết bị cấy ghép chứa tế bào gốc.

Sắp tới, bệnh nhân bị tiểu đường type 1 sẽ được giải phóng khỏi việc phải tiêm insulin mỗi ngày nhờ một thiết bị cấy ghép chứa tế bào gốc.


Nếu thành công, phương pháp mới có thể giúp bệnh nhân tiểu đường type 1 không phải tiêm insulin hằng ngày nữa.

 

 Thiết bị PEC-Direct của ViaCyte được xem là phát hiện đầy hứa hẹn giúp giải phóng bệnh nhân khỏi các mũi tiêm insulin thường xuyên

Thiết bị PEC-Direct của ViaCyte được xem là phát hiện đầy hứa hẹn giúp giải phóng bệnh nhân khỏi các mũi tiêm insulin thường xuyên



Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 422 triệu người trên thế giới đang sống chung với bệnh tiểu đường. Tiểu đường có hai thể bệnh chính: đó là tiểu đường type 1 - T1D do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào trong tụy, ngăn cơ quan sản xuất đủ insulin (tiểu đường type 1 - T1D), còn tiểu đường type 1 - T2D do cơ thể không sử dụng insulin đúng cách và vẫn còn khả năng sản xuất insulin, nhưng không đủ.


Không giống như T2D có thể điều trị và phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống như giảm cân hoặc gia tăng tập thể dục, T1D chiếm khoảng 10% các trường hợp tiểu đường, và hiện vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi căn bệnh này.

Hiện tại, tiêm insulin là cách tốt nhất để kiểm soát T1D. Nhưng phương pháp này có thể gây ra các vẫn đề như hạ đường huyết nếu tiêm quá liều insulin hay thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không được tiêm insulin kịp thời.

Hiện các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang làm việc rất chăm chỉ để tìm kiếm một liệu pháp giải phóng bệnh nhân T1D khỏi sự lệ thuộc vào tiêm insulin.  

Mới đây, ViaCyte - công ty dược phẩm tại California, Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm cấy ghép thiết bị PEC-Direct cho hai bệnh nhân T1D. PEC-Direct chứa các tế bào được xây dựng từ tế bào gốc.

Các tế bào này được thiết kế để phát triển thành các tế bào tụy chuyên biệt mà hệ thống miễn dịch tiêu diệt ở những người mắc T1D. Nó được đặt ngay dưới da và giải phóng insulin bất cứ khi nào  cơ thể cần.

Nhà nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng Jeremy Pettus của Đại học California, San Diego, cho biết: "Những bệnh nhân có nguy cơ biến chứng tiểu đường type 1 cao do không nhận thức về hạ đường huyết, luôn có nguy cơ đường huyết thấp đe dọa mạng sống. PEC-Direct được thiết kế để giúp những bệnh nhân có nhu cầu cấp thiết về y tế như vậy”.
 

Thiết bị chứa tế bào gốc sẽ phát triển thành tế bào tụy, giúp giải phóng insulin bất cứ khi nào cần

Thiết bị chứa tế bào gốc sẽ phát triển thành tế bào tụy, giúp giải phóng insulin bất cứ khi nào cần



Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ViaCyte, Paul Laikind, nói thêm: "Có những hạn chế trong việc lựa chọn các phương pháp điều trị cho những bệnh nhân tiểu đường type 1 bị các cơn hạ đường huyết đe dọa tính mạng. Chúng tôi tin rằng sản phẩm PEC-Direct có tiềm năng thay đổi cuộc sống cho những bệnh nhân này”.

Trên thực tế, việc giải phóng các bệnh nhân T1D khỏi nhu cầu tiêm insulin không hề đơn giản. Các nhà khoa học ở Phần Lan đã nghiên cứu suốt 25 năm nay và họ mới chỉ thành công trong việc phát triển một loại vaccine chống tiểu đường type 1 - đột phá này sẽ được thử nghiệm lâm sàng vào năm 2018.

Trong bối cảnh đó, thiết bị của ViaCyte là một phát hiện đầy hứa hẹn. Nếu được thử nghiệm thành công thì điều duy nhất bệnh nhân T1D sẽ phải làm là dùng thuốc ức chế miễn dịch để đảm bảo cơ thể của họ không từ chối các tế bào mới. Đây được xem là mức giá tương đối thấp để đổi lấy việc không phải chịu đựng các mũi tiêm insulin mỗi ngày.

Theo khampha