11:07, 22/07/2017

Nhật phát triển thành công loại nhựa chống phản xạ ánh sáng

Loại nhựa chống phản xạ ánh sáng vừa được một công ty Nhật Bản phát triển thành công dựa trên nguyên lý hoạt động của mắt sâu bướm.

Loại nhựa chống phản xạ ánh sáng vừa được một công ty Nhật Bản phát triển thành công dựa trên nguyên lý hoạt động của mắt sâu bướm.

Imuzak, một công ty thiết kế quang học tại Nhật Bản đã phát triển thành công loại nhựa đặc biệt có khả năng giảm phản xạ ánh sáng. Khi được gắn trên kính chắn của xe hơi, loại nhựa này có khả năng giảm phản xạ ánh sáng và chống lóa. Điều này giúp cho tài xế có thể quan sát dễ dàng hơn trong điều kiện ánh sáng mạnh.


Công ty Imuzak hiện đang hợp tác phát triển với một nhà sản xuất ô tô tại tỉnh Tochigi, Nhật Bản để sớm thương mại hóa sản phẩm vào năm 2020.

Theo JapanToday, loại nhựa này lấy cảm hứng từ cách hoạt động của mắt loài sâu bướm. Mắt sâu bướm cho phép ánh sáng có thể truyền xuyên qua mà không bị phản chiếu. Cơ chế hoạt động ấn tượng này cho phép sâu bướm có thể trốn tránh kẻ thù vào ban đêm, đặc biệt vào những đêm có ánh trăng.

Mắt của loài sâu bướm có cấu tạo như một tấm lưới dày đặc. Chúng có khả năng hấp thụ gần như toàn bộ ánh sáng chiếu tới. Đường kính của những tấm lưới này lên tới 100nm và khoảng cách giữa các phần tử hấp thụ ánh sáng rơi là 10nm.

Khi phát hiện có ánh sáng, mắt của loài bướm sẽ nhô ra để hấp thu toàn bộ ánh sáng. Chiều cao và khoảng cách khi nhô của chúng có thể đạt tới 200nm.
 

 Mắt sâu bướm

Mắt sâu bướm



Dựa theo nguyên lý hoạt động này, Imuzak đã phát triển một khuôn kim loại đặc biệt có thể tạo hình nhô lên trên nhựa polycarbon (PC) với kích thước tương tự như mắt sâu bướm. Khuôn kim loại này cũng cho phép tạo lớp phủ cong bằng cách thay đổi hình dạng khuôn. Hiện tại, kích thước nguyên mẫu chỉ khoảng 2,54 x 2,54cm. Tuy nhiên, Imuzak đang tiếp tục nghiên cứu để tăng kích thước của khuôn mẫu trong tương lai.

Hiện nay đã có một số giải pháp công nghệ ngăn phản xạ ánh sáng từ các bề mặt nhựa. Đơn cử như tăng kích thước tấm chắn nắng của bảng tín hiệu (phần taplo nằm phía trước ghế lái và là nơi gắn các cụm đồng hồ, đèn báo hiệu, dàn lạnh, điều hòa nhiệt độ,…). Hoặc nhiều nhà sarn xuất cũng sử dụng các tấm film chống phản chiếu gắn lên bề mặt nhựa của xe.

 

Ánh sáng chiếu tới mắt sâu bướm gần như được hấp thụ toàn bộ và chỉ phản xạ lại một phần rất nhỏ

Ánh sáng chiếu tới mắt sâu bướm gần như được hấp thụ toàn bộ và chỉ phản xạ lại một phần rất nhỏ



Một số dòng xe cao cấp thậm chí còn sử dụng công nghệ phủ AR (chống phản chiếu) ứng dụng chất lỏng hóa học để chống phản chiếu ánh sáng. Tuy vậy các công nghệ trên có chi phí sản xuất khá cao do phải trải qua quy trình hoàn thiện bề mặt trước khi bán thành phẩm.

Công nghệ mới cho phép tạo ra các loại nhựa chống phản xạ bằng khuôn kim loại sẵn có. Điều này giúp loại bỏ những quy trình bổ sung phức tạp như hoàn thiện gia công bề mặt, qua đó giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất .

Hy vọng công nghệ nhựa chống phản xạ thông minh của Imuzak sẽ sớm được ứng dụng trên toàn cầu trong thời gian tới.

Theo khoahoc