12:02, 03/02/2023

Cảng Quốc tế Nam Vân Phong: Tìm hướng phát triển bền vững

Bến Cảng tổng hợp Nam Vân Phong do Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong làm chủ đầu tư (địa chỉ số 9 QL 26B, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; Email: info@svpp.vn; Website: svpp.vn) là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Nam Vân Phong, quy mô sản lượng khai thác trên 2.000.000 tấn/năm. Với những lợi thế sẵn có, bến cảng này đang trở thành điểm kết nối thương mại chính cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Bến Cảng tổng hợp Nam Vân Phong do Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong làm chủ đầu tư (địa chỉ số 9 QL 26B, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; Email: info@svpp.vn; Website: svpp.vn) là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Nam Vân Phong, quy mô sản lượng khai thác trên 2.000.000 tấn/năm. Với những lợi thế sẵn có, bến cảng này đang trở thành điểm kết nối thương mại chính cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.


Nơi kết nối thương mại cho Tây Nguyên


Cảng Quốc tế Nam Vân Phong nằm liền kề với Khu Công nghiệp Ninh Thủy và các tuyến đường vận tải hàng hóa bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27; cách sân bay Cam Ranh 75km, sân bay Tuy Hòa 85km, Buôn Ma Thuột 145km… đã tạo nên lợi thế thuận tiện cho lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, khu vực Nam Vân Phong là vùng trung tâm công nghiệp, kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đây chính là khu vực công nghiệp sôi động, tạo nên lực hấp dẫn trực tiếp cho Cảng Quốc tế Nam Vân Phong. Ngoài ra, các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Nam Lào, Bắc Campuchia và các tỉnh Nam Trung Bộ cũng đã và đang trở thành những đầu mối hàng hóa tiềm năng cho cảng.

 

Cảng quốc tế Nam Vân Phong

Cảng Quốc tế Nam Vân Phong


Ông Huỳnh Vĩnh Phước - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong cho biết: “Với vị trí địa lý thuận lợi cùng chiến lược phát triển phù hợp, trong năm 2022, Cảng Quốc tế Nam Vân Phong đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Sản lượng hàng qua cảng đạt hơn 1,2 triệu tấn (tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoài). Mặt hàng chủ lực của cảng là dăm gỗ xuất khẩu (chiếm hơn 70% tổng sản lượng), cùng với một số mặt hàng tổng hợp truyền thống khác như:  hàng nông sản, xi măng, phân bón... Trong đó, sản lượng hàng hóa vận chuyển đến các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai... hoặc có xuất xứ từ các tỉnh Tây Nguyên chiếm trên 70%. Nguồn nguyên liệu gỗ băm, tinh bột sắn… tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đều được vận chuyển xuống Khánh Hòa và xuất đi từ Cảng Quốc tế Nam Vân Phong. Trong tháng 12/2022, Cảng đã đón tàu Eurus Venture, quốc tịch Malta chở 41.000 tấn đường xá và lần đầu tiên thực hiện tác nghiệp mới là chuyển tải 1 phần hàng từ tàu mẹ sang tàu con (tàu nội) để chở vào phía Nam, phần còn lại là chở về nhà máy sản xuất đường. Đây là cột mốc trong công việc khai thác Cảng.


Tìm kiếm cơ hội mới


Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong - Huỳnh Vĩnh Phước cho biết thêm, trong kế hoạch năm 2023, Cảng Quốc tế Nam Vân Phong tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phát triển hậu cần phục vụ cảng bao gồm: xe vận chuyển chuyên dụng, các thiết bị nâng hạ hiện đại, tăng cường hoạt động mảng logistics, kho bãi, bồi dưỡng chuyên môn cho các bộ, công nhân viên…


Đặc biệt, Cảng Quốc tế Nam Vân Phong chủ động tìm kiếm các cơ hội, các hướng đi mới để tối đa hóa hiệu quả khai thác các dịch vụ cảng. Điển hình là các giải pháp về thị trường, kinh doanh, khách hàng, công tác quản trị, tối ưu hóa hệ thống khai thác cầu bến và kho bãi. Một mặt ưu tiên có chính sách hỗ trợ, đồng hành nhóm khách hàng cũ trong thời gian vừa qua. Mặt khác, làm việc với các đối tác mới, nhóm ngành nghề mới, hàng hóa mới như các đối tác ngành năng lượng và hậu cần cho các dự án năng lượng. Bên cạnh đó, cảng cũng thực hiện kết nối với một số các đối tác tiềm năng để tăng cường mảng thương mại cho các mặt hàng trực tiếp phục vụ cho khu vực Khánh Hòa và Tây Nguyên nhằm tăng sản lượng và đem lại doanh thu cho cảng.


Được biết, Dự án cao tốc Nha Trang - Buôn Ma Thuột cũng đã hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo phương thức đầu tư công. Đồng thời, theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển Khánh Hòa thuộc nhóm cảng biển số 03, quy hoạch  trở thành cảng đặc biệt, trong đó khu bến Nam Vân Phong có chức năng: Phục vụ trực tiếp Khu Kinh tế Vân Phong và tiếp chuyển hàng lỏng/khí, hàng rời; có bến tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, đón cỡ tàu: tàu tổng hợp trọng tải đến 100.000 tấn, tàu hàng rời trọng tải đến 300.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Cảng Quốc tế Nam Vân Phong đẩy mạnh vai trò trung tâm logistics, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển.


NHẬT MINH